Một số cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi

Cập nhật :06/04/2016 00:00

Một số cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi 

Mật ong là dược liệu phổ biến trong y học. Xưa kia, ông bà ta có rất nhiều bài thuốc chữa bênh từ mật ong như : mật ong ngâm chanh cho trẻ bị ho, viêm họng, mật ong nghệ cho người đau dạ dày, cháo phấn hóa cho người mới ốm dậy…Ngày nay, mật ong vẫn được sử dụng rất phổ biến nhưng phải là mật ong rừng tự nhiên nguyên chất. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều mật ong nuôi điều này đã làm suy giảm công dụng của mật ong với sức khỏe.

I. Đặc điểm của mật ong rừng

Hiện nay trên thị trường có hai loại mật ong là mật ong rừng tự nhiênmật ong nuôi. Trong đó mật ong rừng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn dù có giá thành cao hơn mật ong nuôi.  

Mật ong rừng là gì? Đó là loại mật ong được hình thành hoàn toàn trong tự nhiên. Chúng do loại ong hoang dã, sống nhờ và việc lấy mật nhụy hoa, khác với ong nuôi được cho ăn đường và thuốc kháng sinh. Nhờ vậy mà mật ong rừng có hương vị đậm và thơm hơn, an toàn với bất kì đối tượng sử dụng nào và có hiệu quả sức khỏe tốt hơn.

1. Sự khác biệt mật ong rừng và mật ong nuôi

Sự khác biệt mật ong rừng và mật ong nuôi

 2. Mật ong rừng có bị đóng đường không?

Trả lời : Có. Mật ong rừng hoàn toàn có thể bị đóng đường sau thời gian dài hoặc điều kiện nhiệt độ không thích hợp

Nguyên nhân :

- Khác với một số quan điểm mật ong rừng không bị đóng đường, trên thực tế chúng hoàn toàn có thể bị đóng đường do nhiều yếu tố bên ngoài tác động như nhiệt độ, thời gian sử dụng…Bởi mật ong rừng là sự hỗn hợp của nhiều loại đường như Fructose, glucose nên ở nhiệt độ lạnh sẽ tạo thành kết tinh ở dưới đáy chai. Thậm chí chúng còn có dễ kết tinh hơn mật ong nuôi khi không được bảo quản đúng cách

- Mật ong rừng do được hình thành hoàn toàn tư trong tự nhiên nên không chứa bất kì chất bảo quản nào. Không thể sử dụng mật ong rừng sau thời gian dài, đặc biệt trên 1 năm mật ong sẽ xuất hiện tình trạng đóng đường.

- Mật ong có chứa nước: trong thành phần của mật ong có chứa một lượng nhỏ hàm lượng nước. Nếu mật ong ít nước (đậm đặc) sẽ càng kết tinh nhanh và ngược lại mật ong nhiều nước (loãng) sẽ kết tinh chậm hoặc không kết tinh.

Mật ong rừng hoàn toàn có thể bị đóng đường trong điều kiện không tốt.

Mật ong rừng hoàn toàn có thể bị đóng đường trong điều kiện không tốt.

3. Mật ong rừng có thể bị chua hay lên men không?

Trả lời : có thể.

Nguyên nhân : Không chỉ có mật ong nuôi mới bị lên men hay bị chua mà mật ong rừng cũng có khả năng này. Tuy nhiên, vấn để này bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố dưới đây gây nên

- Thời điểm khai thác: thu hoạch mật ong không đúng thời điểm cũng là nguyên nhân khiến cho mật ong rừng dễ bị chua hay lên men. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch mật ong rừng là tháng 4 và tháng 5. Ngoài 2 thời điểm này mật ong đều không có chất lượng như thơm và đậm đặc nhất

- Vị trí lấy mật: trong sáp ong được chia ra làm 3 khu vực:

+ Khu vực 1: là nơi ong cất phấn hoa và chất thải nằm rìa ngoài cùng tổ ong. Không hề có mật

+ Khu vực 2: là nơi dùng nuôi dưỡng ong non, có rất ít mật. Lấy mật ở vị trí này thường dễ bị hỏng hay mật bị chua, đắng.

+ Khu vực 3: bầu mật là nơi có nhiều mật nhất, thường khó bị chua hay đắng.

Minh họa 3 khu vực lấy mật ong.

Minh họa 3 khu vực lấy mật ong.

⇒ Người đi rừng nếu lấy mật ở cả vị trí 1 và 2 sẽ khiến mật bị chua hay đắng. Cùng với đó là các yếu tố về nhiệt độ, lượng nước và chế độ bảo quản sẽ góp phần khiến mật lên men và bị chua.

4. Mật ong rừng có bị ngả màu không?

Trả lời : mật ong rừng có thể bị ngả màu.

Nguyên nhân : do chọn không đúng thời gian thu hoạch mật ong. Thời gian bắt đầu có mật ong là từ tháng 3 đến tháng 6. Tuy nhiên thời gian lấy mật thích hợp nhất để lấy mật là tháng 4 và 5. Vào thời điểm cuối mùa màu của mật ong rừng sẽ hơi ngả màu đen.

⇒ Như vậy, màu của mật ong rừng phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch.

Tùy vào thời điểm thu hoạch mà mật ong rừng có màu khác nhau.

Tùy vào thời điểm thu hoạch mà mật ong rừng có màu khác nhau.

5. Mật ong rừng có tạo váng và nổi khí gas không?

Trả lời : mật ong rừng không chỉ có thể tạo khí gas và tạo váng. Thậm chí còn tạo khí gas rất mạnh. Tuy nhiên mật vào cuối vụ mùa sẽ thường tạo rất ít khí gas.

Nguyên nhân :

- Cuối vụ mùa tầm tháng 5, tháng 6 là lúc đã ăn gần hết mật trong tổ. Loại mật vào thời điểm này thường tạo rất ít khí gas.

- Váng là phần phấn hoa còn sót lại trong quá trình vắt lọc mật ong. Hầu hết mật ong rừng đều có váng nhưng phải sau một thời gian dài mới nổi lên.

 Mật ong rừng hoàn toàn có thể nổi váng hay khí ga.

Mật ong rừng hoàn toàn có thể nổi váng hay khí ga.

II. Mật ong rừng chính hiệu có trọng lượng thế nào

Mật ong ngon, khai thác đúng thời điểm sẽ có trọng lượng tiêu chuẩn là : 1 lít mật ong = 1,4kg. Loại mật này không bị chua hay đắng, mắc sắc váng óng, không bọt, không kết tinh. Còn nếu trong lượng mật ong ít hơn như vậy thì đó là loại mật ong không tiêu chuẩn, chưa đủ độ đậm đặc, bị thu hoạch sớm, có vị chua và kết tinh.

 1 lít mật ong rừng “xịn” tương đương với 1,4kg.

1 lít mật ong rừng “xịn” tương đương với 1,4kg.

III. Cách thức phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi

Để giúp khách hàng phân biệt được rõ hơn về mật ong rừng và mật ong nuôi khi mua hàng, chúng tôi giới thiệu 3 phương pháp kiếm tra và phân biệt 2 loại mật ong này. Hy vòng với những phương pháp này sẽ giúp khách hàng mua được sản phẩm mật ong rừng nguyên chất.

1. Kiểm tra độ tạo gas của mật

Mật ong rừng thường tạo ra mật gas lớn và rất khó để đóng chai hay niêm phong bình đựng, đều này khác hẳn với mật ong nuôi. Thông qua sự khác biệt này, người sử dụng có thể phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi. Hầu hết chai mật ong rừng nguyên chất đều không niêm phong đóng kín mà phải hé ra để tránh tình trạng tạo gas và phụt lên khi mở nắp.

2. Kiểm tra bề mặt của mật

Do sự khác biệt trong quá trình hình thành tổ ong nên trong mật ong rừng thường sẽ có một lớp phấn hoa. Bởi ong rừng lấy phấn hoa để trong tổ rồi mới làm mật nên khi vắt mật khỏi tổ ong phấn hoa sẽ theo đó  mà chảy ra. Sau một thời gian phấn hoa sẽ nổi lên trên bề mặt bình đựng. Tuy nhiên đây chỉ là một trong những yếu tố để phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào phương thức này.

3. Nếm và ngửi mật ong

Như ở trên đã phân biệt, mật ong rừng có hương rất đậm và vị ngọt khé cổ. Nên khi mua mật ong rừng khách hàng nên kiếm tra mật ong bằng cách nếm và ngửi.

Mùi hương của mật ong rừng rất đặc trưng, thơm và có mùi hơi ngái, nông. Khác hẳn với mật ong nuôi hương rất nhạt hoặc gần như không có.

Mật ong rừng có vị ngọt khé rất đặc biệt , trong khi đó vị của mật ong nuôi hoàn toàn khác biệt. Khi được nếm thử cả hai loại mật ong khách hàng sẽ nhận rõ được sự khác biệt đó.

Tag :

Đánh giá sản phẩm

Họ tên:
Nội dung:

Chia sẻ tin tức với bạn bè

Hotline(Zalo): 0965.69.63.64