Mật ong hoa rừng đặc biệt 1000g (Chai thủy tinh) MO002
I. Mật ong hoa rừng đặc biệt
“ Tôi đã đi rất nhiều các cánh rừng ở vùng núi Tây Bắc hay tận trong U Minh, rừng chàm để tìm mật ong rừng. Quãng đường khó khăn vất vả không nói các Anh/chị cũng đã biết. Rất nhiều anh / chị gặp tôi đều hỏi tôi rằng : “ anh ơi, làm như thế nào để phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi?. Hay đặc điểm của mật ong rừng?. vậy nên thay vì trả lời từng người tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm tôi biết về mật ong rừng.” – Đây chính là chia sẻ của anh Phan một thợ đi tìm ong rừng chính hiệu tại các vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên hay Đông Nam Bộ. Vậy :…
II. Mật ong hoa rừng đặc biệt là gì?
Mật ong rừng là mật ong tự nhiên được các ong thợ tạo ra bằng phương pháp tìm phấn hoa từ các nguồn hoa dại trong cánh rừng. Thành phần và mùi vị của mật ong rừng nguyên chất rất đa dạng và phong phú nhưng còn tùy thuộc vào các loại hương hoa rừng khác nhau và khoảng thời gian lấy mật trong năm. Vì vậy rất nhiều người lầm tưởng các đặc tính của mật ong rừng với mật ong nuôi.
III. Mật ong hoa rừng có đặc điểm gì?
1. Thời điểm khai thác quyết định đến chất lượng mật ong. Cụ thể :
Thời điểm khai thác mật ong hoa rừng đặc biệt.
2. Đặc điểm khác biệt giữa mật ong rừng và mật ong nuôi
3. Mật ong rừng có bị đóng đường không?
Trả lời : Có. Mật ong rừng hoàn toàn bị đóng đường. Quan điểm chỉ mật ong nuôi mới đóng đường là hoàn toàn sai.
Nguyên nhân:
+ Hầu hết mật ong rừng đều bị đóng đường kết tinh khi để lâu, đặc biệt kết tinh rất nhanh khi bảo quản trong môi trường lạnh. Bởi mật ong rừng cũng là hỗn hợp của các loại đường và các thành phần khác glucose 31,0 %, Fructose 38,5 %...Nên ở nhiệt độ lạnh đường thường bị bão hòa xuất hiện kết tinh ở đáy chai. Mật ong rừng thực chất có hàm lượng đường 75 – 80 % nên rất dễ bị kết tinh.
+ Mật hoa là thứ quan trọng nhất quyết dịnh mật kết tinh hay không như hoa nhãn, hoa cà phê rất chậm kết tinh, hoa cúc quỳ, hoa kèo lại nhanh kết tinh.
+ Nước trong mật ong : Mật ong có đường bão hòa nên mật ong có hàm lượng nước càng thấp ( mật đặc) thì càng nhanh kết tinh, mật loãng thì chậm hoặc không bị kết tinh.
Bảng chi tiết khả năng các loại mật kết tinh và không ( không chuẩn xác 100 %):
4. Mật ong rừng của bị chua và lên men không?
Trả lời: Có
Nguyên nhân: Mật ong rừng hoàn toàn bị chua và lên men. Quan điểm chỉ mật ong nuôi mới bị chua và lên men là hoàn toàn sai. Điều này do nhiều yếu tố quyết định.
+ Thời điểm khai thác: Người đi rừng đi tìm mật ong không đúng mùa thu hoạch mật cũng là nguyên nhân khiến mật ong bị chua và lên men.
+ Mùa hoa : thông thường mùa hoa nở rộng, sẽ là lúc nhiều mật ong nhất do ong hút được nhiều mật từ nhụy hoa. Cao điểm từ tháng 5 – tháng 6.
+ Lựa chọn vị trí lấy mật không đúng : Một tổ mật ong được chia làm 3 khu vực :
Khu vực 1 : Toàn bộ rìa ngoài cùng của tổ ong là khu vực chứa phấn hoa và chất thải của ong. Không có mật.
Khu vực 2 : Là nơi sinh sản nuôi ấu trùng và ong non. Rất ít mật, vắt mật chỗ này thường bị hỏng, mật hay bị chua, đắng…
Khu vực 3 : Là khu vực nhiều mật nhất, gọi là bầu mật. Rất dày, mật ong rừng phải là mật ong lấy từ khu vực này.
⇒ Người đi rừng không có kinh nghiệm hay quá thám mà lấy cả mật ong ở khu vực 1 và khu vực 2 chất lượng mật ong cũng không được đảm bảo, cộng với yếu tố nhiệt độ, lượng nước, bảo quản…không đúng cách cũng khiến mật ong rừng bị chua và lên men.
5. Mật ong rừng bị ngả màu không?
Trả lời : Có
Nguyên nhân : Mật ong rừng cũng bị ngả màu, mức độ ngả màu còn nhiều hơn mật ong nuôi. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến mật ong rừng bị ngã màu :
+ Mùa thu hoạch: Vào đầu mùa, tức đầu tháng 3 mật ong rừng thường có màu ngả vàng, vào giữa mùa tháng 4 mật ong rừng có màu sẫm đến cuối mùa vào thàng 6 mật ong rừng thường ngã màu đen.
⇒ Màu sắc mật ong rừng không đồng đều, tùy vào mùa thu hoạch.
6. Mật ong rừng có nổi váng và tạo khí gas không?
Trả lời : Cả mật ong rừng và mật ong nuôi đều có thể tạo khí gas hoặc không.
Nguyên nhân :
+ Mật ong nuôi có loại tạo rất nhiều khí gas và bọt, có loại lại tạo ít nhưng đa phần đều ít hơn mật ong rừng.
+ Mật ong rừng vào cuối mùa tầm tháng 5, tháng 6 dương lịch, là thời điểm ong đã ăn gần hết mật trong tổ, chỉ còn sót lại 1 ít, loại mật ong rừng này rất tốt nhưng lại rất ít tạo khí gas có khi không có.
⇒ Thông thường mật ong rừng thường nổi váng ở miệng chai/ bình nhưng phải sau 1 thời gian váng này mới xuất hiện. Hiện nay, bầu mật ong rừng khai thác xong mang về vắt mật, lọc rất kỹ nên hầu như không có váng ( phấn hoa sót lại) nổi lên.
7. Mật ong rừng chính hiệu trọng lượng như thế nào?
Mật ong ngon, vừa đến độ, khai thác đúng thời điểm phải là mật ong có trọng lượng chuẩn. 1 lít mật ong rừng “ sịn” đem cân bằng 1,4 kg mới đạt tiêu chuẩn mật ong sịn, loại mật này để lâu không chua, không lên ga, không bọt, không kết tinh, không biến mầu. Còn khi lấy 1 lít mật đem cân chỉ đạt 1,2- 1,3 kg/1 lít mật thì loại mật này hàm lượng nước cao do thu hoạch sớm mật để lâu bị lên mem, chua và kết tinh.
IV. Một số cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi
1. Thử mật ong trên giấy
Đây là cách thử thông dụng nhất được nhiều người nhắc đến khi thử mật ong rừng sin và mật ong giả, mật ong để. Tuy nhiên cách này lại cho kết quả không hề chính xác. Xem ảnh dưới đây :
⇒ Mật ong rừng cũng có đến 17,2 % là nước. Lượng nước nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thời điểm tìm thấy mật ong rừng. Trời nắng ráo mật sẽ khô, mưa mật sẽ thường có nước. Vì vậy mật ong rừng lấy vào trời mưa loãng - > càng loang nhanh. Mật lấy vào ngày nắng raó, mật đặc -> loang chậm hơn.
2. Thử mật ong rừng với nước
Quan niệm xưa nay cho rằng giỏ mật ong vào 1 cốc nước nếu là mật ong rừng thì tròn vo, không tan. Mật ong nuôi thì tan ngay trong nước, không tạo thành giọt. Vậy có đúng không?
⇒ Sai : Bởi tùy thuộc vào mật ong đặc hay loãng mà khi thả vào nước chúng tạo thành giọt có hình khác nhau. Mật đặc thì lâu tan, loãng thì nhanh tan.
3. Mật ong rừng chỉ có thể phân biệt chuẩn nhất bằng khứu giác và vị giác.
Khứu giác : mật ong có mùi thơm, rất thơm, công thêm mùi hơi ngái và nồng.
Vị giác : mật ong rừng cực kì khé cổ khi nêm thử
Vị ngọt : Thanh, rất khác biệt.
V. Mua mật ong rừng tại đâu?
1. Mật ong hoa rừng đặc biệt
Mật ong hoa rừng đặc biệt chính là loại mật ong rừng được khai thác vào tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Đây là loại mật ong tổng hợp từ các loại hoa dại trong rừng như hoa tràm, hoa keo, hoa Cúc quỳ….không phân định được vì hoa rải rác trong rừng tự nhiên.
Loại mật ong này được lấy từ rừng sâu, từ xa xưa dân gian đã sử dụng mật ong hoa rừng để ngâm chanh đào, quất, hay các dược liệu quý hiếm như nhung hươu, đông trùng hạ thảo, ngâm rượu, ăn với nghệ….
Để tiện lợi cho nhu cầu của khách hàng mật ong hoa rừng được bán với các quy cách khác nhau :
Bảng giá các sản phẩm mật ong hoa rừng đặc biệt.
2. Cách sử dụng
Dân gian thường sử dụng mật ong hòa rừng để ngâm chanh đào, tỏi cho trẻ nhỏ, hay mật ong ăn với nghệ tốt cho dạ dày. Tuy nhiên nhiều người ngâm mật ong chanh đào…hay bị chua, lên men, bốc mùi, có khi thối và nổi váng trắng. Nguyên nhân do các chị em chưa xử lí đúng cách:
- Tuyệt đối không được để nước vào trong bình ngâm, sây khô bình ngâm trước khi ngâm.
- Sơ chế sạch chanh, không được lột vỏ, loại bỏ quả thối, hỏng.
- Bảo quản trong nhiệt độ tiêu chuẩn.
- Tỉ lệ mật ong ; chanh là 2 : 1
Ngoài ra mật ong hoa rừng còn được dùng để làm đẹp, làm nguyên liệu thuốc đông y…do là mật ong rừng nguyên chất.
Một số chi tiết phân biệt sản phẩm mật ong rừng chính hiệu:
Sản phẩm không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh, cần hỏi bác sĩ trước khi sử dụng
Đánh giá sản phẩm
Chia sẻ sản phẩm với bạn bè