Mật ong hoa rừng bạc hà 450g (Chai thủy tinh) MO006
“ Khi gió mùa đông bắc ùa về khiến cái lạnh cắt da cắt thịt bao trùm lên những ngọn núi, cánh rừng cũng là thời điểm hoa bạc hà nở rộ khoe sắc tím ngắt : báo hiệu một mùa tràn trề mật” Trích Kí sự Rừng – Quang Thể.
Dưới xuôi, mật ong rừng bạc hà là thứ mật ong hoang dã rất quý hiếm đến các mẹ, các bà, các chị cũng không dám dùng, chỉ để dành rồi “ rỉ tai” chia sẻ với nhau từng ml cho con, cho cháu….bị ho, bị dạ dày…
I. Mật ong hoa rừng bạc hà là gì?
Mật ong hoa rừng bạc hà là mật của con ong sống trong rừng tự nhiên, loại ong này làm tổ tại những cánh rừng có nhiều hoa Bạc hà nên ong hút mật từ nhụy hoa bạc hà, gọi là mật ong rừng hoa bạc hà. Những thợ đi tìm ong rừng chia sẻ mật ong rừng bạc hà có mùi rất thơm, ngửi thấy khoan khoái nên dân tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh rất thích. Mỗi đợt đi rừng về mật ong hoa bạc hà thường được khách lấy hết.
II. Đặc điểm mật ong rừng bạc hà
Những người có kinh nghiệm đi tìm mật ong rừng chia sẻ : mật ong rừng hoa bạc hà có đặc điểm giống mật ong rừng thông thường chỉ mang một vài khác biệt về nguồn thức ăn, môi trường sống và đặc tính của mật. Tuy nhiên nếu ai đã một lần dùng mật ong hoa bạc hà sẽ không thể quên được hương thơm ngào ngạt, vị ngọt thanh, sảng khoái của nó.
Theo những người dân bản địa không ai biết hoa bạc hà có nguồn gốc từ đâu chỉ biết đây là loại hoa cho mật ong dồi dào nhất. Hoa bạc hà mọc ven các sườn núi, mùa hoa nở rộ từ tháng 11 đến hết tháng 1 dương lịch năm sau, người dân tộc Mông gọi là Pả rau rù, vào mùa hoa nở khắp các thung lũng sâu trong rừng, ven triền núi bát ngát 1 màu tím hoa bạc hà.
Hoa bạc hà.
1. Thời điểm khai thác quyết định đến chất lượng mật ong rừng hoa bạc hà. Cụ thể :
2. Đặc điểm khác biệt giữa mật ong bạc hà rừng và mật ong nuôi
3. Mật ong rừng bạc hà có bị kết tinh đường không?
Trả lời: Có
Nguyên nhân : Cũng giống như mật ong hoa rừng, mật ong rừng hoa bạc hà cũng rất dễ bị kết tinh, đóng đường. Nguyên nhân :
+ Hoa bạc hà có vị rất thơm, lượng đường ít những vẫn chứa đường. Đường lại dễ bị bão hòa nhất là trong điều kiện lạnh nên xảy ra tình trạng kết tinh dưới đáy chai/ lọ.
+ Điều kiện bảo quản : Cũng quyết định mật ong hoa bạc hà có bị kết tính hay không, để trong tủ lạnh chắc chắn mật ong sẽ bị kết tinh nhanh hơn cao hơn so với để ở nhiệt độ thường.
+ Mùa khai thác : nếu khai thác mật ong bạc hà vào cuối mùa hoa bạc hà nở thì khả năng kết tinh, đóng đường thấp. Ngược lại vào đầu mùa hoa bạc hà nở, mật nhiều -> đường cao -> mật dễ bị kết tinh, đóng đường hơn?.
⇒ Kết luận : mật ong rừng hoa bạc hà hay mật ong nuôi đều có khả năng bị kết tinh.
4. Mật ong rừng bạc hà có bị chua và lên men như mật ong nuôi không?
Trả lời : hoàn toàn có
Nguyên nhân: dù mật ong nuôi hay mật ong hoa bạc hà rừng thì đều có khả năng mật ong bị chua và lên men. Dựa vào rất nhiều nguyên nhân:
+ Điều kiện bảo quản : Bảo quản mật ong rừng bạc hà không tốt thì mật có hoang dã, tự nhiên như thế nào cũng có nguy cơ bị chua và lên men. Như nhiệt độ quá cao, nhiệt độ quá thấp, bị thấm nước…
+ Mùa khai thác : là yếu tố quyết định đến đặc tính của mật ong. Vào mua hoa bạc hà đang nở rộ từ tháng 11 đến tháng 2 mật ong bạc hà nhiều, mật vàng óng, thơm, béo ngậy…Vào giữa mùa cuối tháng 1, 2 hoa bạc hà tàn dần mật ít đi, màu mật sẫm hơn, cuối mùa, đầu tháng 3 , cuối tháng 4 hoa bạc hà tàn dần, mật còn xót lại trong tổ rất ít, mật dễ bị chua và lên men hơn.
+ Thời tiết : Khai thác mật ong rừng bạc hà trong thời tiết trời mưa cũng khiến mật ong rừng hoa bạc hà có lượng nước lớn hơn, mật loãng hơn khó bảo quản hơn, dễ bị chua. Ngược lại trời nắng ráo mật ong bạc hà đặc hơn khó bị chua, lên men.
5. Mật ong rừng bạc hà có ngả màu không?
Trả lời : Có
Nguyên nhân : mật ong rừng hoa bạc hà rất thơm nhưng màu sắc lại không đồng đều vì vậy không thể phân biệt mật ong nuôi và mật ong bạc hà qua màu sắc.
+ Mật ong nuôi cũng tùy vào giống, giống của Italia to khỏe chất lượng mật tốt hơn. Ngoài được bơm đường mật ong nuôi phải làm sáp trên những phiến gỗ có hương bạc hà, theo thời gian, phiến gỗ có thể đổi màu do thời tiết -> sáp ong đổi màu theo.
+ Mật ong rừng : Tùy vào các yếu tố như :
Vị trí lấy mật trên tổ: tổ ong rừng tự nhiên chia làm 3 khu vực :
- Khu vực 1 : Toàn bộ rìa ngoài cùng của tổ ong là khu vực chứa phấn hoa và chất thải của ong. Không có mật.
- Khu vực 2 : Là nơi sinh sản nuôi ấu trùng và ong non. Rất ít mật, vắt mật chỗ này thường bị hỏng, mật hay bị chua, đắng…
- Khu vực 3 : Là khu vực nhiều mật nhất, gọi là bầu mật. Rất dày, mật ong rừng phải là mật ong lấy từ khu vực này.
⇒ Nếu lấy mật ở khu vực 1 và khu vực 2 mật ong cũng dễ bị ngả màu, có thể chua và lên men.
6. Mật ong rừng hoa bạc hà phải là mật ong như thế nào?
Trọng lượng : mật ong rừng hoa bạc hà chính hiệu tự nhiên, mật ong bạc hà sịn phải là mật ong có trọng lượng chuẩn. Khi cân 1 lít mật ong rừng hoa bạc hà sịn phải đủ 1,4 kg mật mới là mật ngon, khai thác đúng màu, đúng thời điểm hoa nở, đúng bầu mật. Mật non, mật già hoặc mật thu hoạch không đúng vụ hoa nở khi cân 1 lít chỉ được 1,2 – 1,3 kg mà thôi.
Khi ăn, ngậm mật ong rừng hoa bạc hà mật tan chảy dần trong riệng, mùi rất thơm, vị ngọt nhưng thanh mát, khoan khái, nhẹ nhàng đầu óc cảm tượng như ngậm bạc hà.
III. Một số cách thử nghiệm mật ong rừng hoa bạc hà với mật ong nuôi
1. Phân biệt mật ong rừng hoa bạc hà với hành lá.
Nhiều bài viết nói rằng nếu mật ong bạc hà sịn thì khi bỏ lá hành tươi vào mật sẽ héo nhanh, héo nhiều hơn mật ong nuôi. Tuy nhiên thực tế có đúng vậy không?
⇒ Vậy : kết quả là sai. Nguyên nhân mật ong có vị nóng chứ không phải tính nóng, trong khi lá hành lại mềm thì thả vào mật ong dĩ nhiên phải héo. Phương pháp này không phân biệt được.
2 Phân biệt mật ong rừng hoa bạc hà bằng kiến
Quan niệm mật ong nuôi thì kiến bu vào, mật ong rừng bạc hà kiến không bu vào có đúng không? .
Trả lời : không.
Nguyên nhân : mật ong rất ngọt, mật ong nuôi hay mật ong hoa bạc hà rừng cũng đều ngọt. Nên kiến sẽ bu vào để ăn hoàn toàn là điều bình thường. Phương pháp này sai.
3. Vậy cách nào giúp phân biệt mật ong rừng hoa bạc hà với mật ong nuôi?
- Phân biệt bằng độ tạo bọt và khí gas:
+ Mật ong rừng hoa bạc hà bao giờ cũng có độ tạo bọt và khí gas lớn hơn mật ong nuôi. Nguyên nhân: nếu thu hoạch mật ong rừng vào cuối mùa hoa bạc hà nở thì mật ong màu sẫm hơn, loại mật này rất ít tạo khí gas và bọt, hầu như là không có. Ngược lại thu hoạch vào giữa mùa mật ong lại dễ tạo khí gas và bọt.
+ Mật ong nuôi cũng tạo nhiều khí gas và bọt, có loại tạo ít những đa phần ít hơn mật ong rừng.
Vì vậy chỉ có thể phân biệt mật ong nuôi và mật ong rừng hoa bạc hà bằng :
- Phân biệt bằng khứu giác : Mật ong rừng hoa bạc hà rất thơm, thơm vô cùng mùi thơm mát lạnh, sảng khoái.
- Phân biệt bằng vị giác : mật ong rừng hoa bạc hà ngậm tan chảy dần trong miệng, mật ong chảy đến đâu tỉnh táo, sảng khoái đến đó. Cảm giác như ăn bạc hà.
- Phân biệt bằng thị giác : mật ong rừng hoa bạc hà màu vàng sáng hơn các loại ong nuôi, ong hoa nhãn…
IV. Tìm mật ong rừng hoa bạc hà ở đâu?
Mỗi chuyến đi rừng chỉ tìm được vài chục lít mật ong rừng bạc hà nhưng đi suốt mùa xuân, mùa đông thời điểm hoa ban nở đến tàn hoa thì cũng đủ cung cấp mật cho khách hàng.
Mật ong rừng bạc hà cũng được chia ra nhiều chai/ lọ với những trọng lượng khác nhau :
Bảng giá các sản phẩm mật ong rừng bạc hà.
V. Cách sử dụng
Dân gian thường lấy mật ong hoa rừng bạc hà để ngâm với chanh đào, tỏi, nghệ…cho bệnh viêm họng, ho, dạ dày. Ngâm bằng loại mật ong này thương màu sắc lên rất đẹp, vàng óng, rất thơm. Khi ngâm cũng cần chú ý khâu sơ chế làm sạch sản phẩm, không cho nước vào bình ngâm, vật ngâm phải được rửa sạch, lau khô quả, không có phần bị hư hỏng, dập nát…thì bình ngâm mới đảm bảo.
Ngoài ra có thể sử dụng mật ong hoa rừng bạc hà với nhiều công dụng khác như làm đẹp, thuốc chữa bệnh, uống giảm cân, detox hàng ngày…
VI. Một số chi tiết phân biệt mật ong hoa rừng bạc hà chính hiệu
Sản phẩm không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh, cần hỏi bác sĩ trước khi sử dụng
Đánh giá sản phẩm
Chia sẻ sản phẩm với bạn bè